Trong buổi làm việc của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang với UBND TP.Phú Quốc, các phương án xử lý rác thải cho thành phố đã được thông qua.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn (bìa trái) đang khảo sát tại Nhà máy xử lý rác tại ấp Bãi Bổn, xã Hàm NinhẢNH: HOÀNG TRUNGSáng 5.3, đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh, dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND TP.Phú Quốc về công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải…
Phú Quốc tồn đọng 90.000 tấn rác
Theo báo cáo của UBND TP.Phú Quốc, hiện nay, hầu hết các sông, rạch trên đảo, đặc biệt là các sông, rạch đi qua khu dân cư đều bị ô nhiễm do chất thải sản xuất, rác thải sinh hoạt không được xử lý thải trực tiếp ra, bùn đáy tích tụ nhiều năm… Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm sông suối làm tắc nghẽn dòng chảy khiến khả năng điều hòa tự làm sạch của sông, rạch suy giảm.Về rác thải, mỗi ngày, Phú Quốc phát sinh khoảng 150 tấn rác thải sinh hoạt, những ngày cao điểm có nhiều khách du lịch, số rác thải phát sinh có khi lên đến 180 tấn. Tuy nhiên, do chưa có nhà máy xử lý rác nào hoạt động nên số rác phát sinh hằng ngày chỉ được thu gom rồi đưa về bãi rác Ông Lang và từ tháng 7.2020, rác được đưa về bãi rác Đồng Cây Sao (xã Cửa Dương). Sau 20 tháng, lượng rác ở bãi rác Đồng Cây Sao đã lên đến hơn 90.000 tấn, dự kiến không lâu nữa cũng sẽ quá tải như bãi rác Ông Lang trước đó.
Về nhà máy xử lý rác, Phú Quốc đã có một nhà máy đặt ở ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, do Công ty CP năng lượng tái tạo Toàn Cầu đầu tư với số vốn khoảng 230 tỉ đồng, công suất 200 tấn/ngày. Nhưng do trục trặc về máy móc nên không xử lý đúng như công suất nêu trên, dẫn đến lượng rác tồn động ngày càng nhiều (có thời điểm tồn đọng tại nhà máy đến 300 tấn rác), gây ô nhiễm xung quanh, khiến người dân bức xúc, nhà máy buộc phải dừng hoạt động.Sau một thời gian cải tạo mà việc hoạt động của nhà máy không đúng như kỳ vọng nên UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định thu hồi dự án này. Sau đó, trong thời hạn cho phép, Công ty CP năng lượng tái tạo Toàn Cầu đã chuyển nhượng tài sản cho Công ty TNHH Minh Thuận Thành và công ty này tiếp tục đầu tư thêm thiết bị phù hợp và đã chạy thử đã đạt công suất 200 tấn/ngày và bày tỏ mong muốn chính quyền cho chạy thử nghiệm.
Chạy thử nghiệm nhà máy rác ở ấp Bãi Bổn
Tại buổi làm việc sáng 5.3, lãnh đạo Sở TN-MT Kiên Giang đã trình ý kiến đề xuất với Phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang cho phép nhà máy xử lý rác chạy thử nghiệm 3 tháng để đánh giá.Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng Phú Quốc đã phát triển rất tốt về du lịch, nay còn vấn đề môi trường thì phải giải quyết cho triệt để. Theo ông Nhàn, Phú Quốc cần tập trung xử lý dứt điểm hơn 90.000 tấn rác thải tồn đọng tại bãi rác ở Đồng Cây Sao trong thời gian 6 tháng bằng phương pháp đốt hoặc phương án nào đó nhưng phải bảo đảm vệ sinh môi trường.Ông Nhàn cũng chấp nhận việc xin chạy thử của nhà máy xử lý rác tại ấp Bãi Bổn (xã Hàm Ninh) trong 3 tháng để xử lý lượng rác phát sinh hằng ngày. Đồng thời, giao Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc xem xét giao cho Công ty Minh Thuận Thành tiếp tục dự án nhà máy xử lý rác nếu quá trình chạy thử đạt yêu cầu hoặc tìm nhà đầu tư mới.
Về công tác thu gom rác thải, ông Nhàn cũng đề nghị Phú Quốc đánh giá lại năng lực của mình, đặc biệt là trong bối cảnh Phú Quốc là thành phố, nếu không đảm bảo thu gom hết rác phát sinh thì có thể đề xuất hợp tác cùng đơn vị khác…Ông Nhàn cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy xử lý rác thứ hai, giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc làm đầu mối tìm nhà đầu tư, khẩn trương chuyển đổi đất rừng theo quy hoạch, đảm bảo tiến độ thực hiện nhà máy xử lý rác.
Khắc phục ô nhiễm sông Dương Đông
Sáng 5.3, trước khi làm việc với UBND TP.Phú Quốc, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cùng đoàn công tác đã khảo sát sông Dương Đông.Quá trình khảo sát, ông Nhàn ghi nhận dọc hai bên bờ sông (đoạn từ cửa sông đến cầu Hùng Vương), nhà dân ở san sát nhau, trong đó, phần lớn công trình phụ của nhà dân đều hướng ra sông, hay thậm chí nằm hẳn trên dòng nước. Việc này lý giải cho việc dòng sông bị ô nhiễm như hiện nay.Theo UBND TP.Phú Quốc, sông Dương Đông bị ô nhiễm do một lượng lớn tàu thuyền của ngư dân neo đậu, trong sinh hoạt hằng ngày, đã thải ra một lượng rác lớn trên sông.Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, ông Nhàn giao UBND TP.Phú Quốc tìm phương án, trong đó có hướng tới phương án giải tỏa các hộ dân sống dọc hai bên bờ sông, xây dựng bờ kè và làm công viên dọc bờ sông.
Sáng 5.3, trước khi làm việc với UBND TP.Phú Quốc, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cùng đoàn công tác đã khảo sát sông Dương Đông.Quá trình khảo sát, ông Nhàn ghi nhận dọc hai bên bờ sông (đoạn từ cửa sông đến cầu Hùng Vương), nhà dân ở san sát nhau, trong đó, phần lớn công trình phụ của nhà dân đều hướng ra sông, hay thậm chí nằm hẳn trên dòng nước. Việc này lý giải cho việc dòng sông bị ô nhiễm như hiện nay.Theo UBND TP.Phú Quốc, sông Dương Đông bị ô nhiễm do một lượng lớn tàu thuyền của ngư dân neo đậu, trong sinh hoạt hằng ngày, đã thải ra một lượng rác lớn trên sông.Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, ông Nhàn giao UBND TP.Phú Quốc tìm phương án, trong đó có hướng tới phương án giải tỏa các hộ dân sống dọc hai bên bờ sông, xây dựng bờ kè và làm công viên dọc bờ sông.